Vô minh muôn hình vạn trạng

Chúng ta không đơn giản chỉ trải qua 1 trong 2 loại vô minh này. Hầu hết chúng ta đều trải qua cả 2 loại hình này. Loại nào nhiều hơn phụ thuộc vào giai đoạn cuộc đời, phụ thuộc vào độ nhận thức của mỗi con người.

Giai đoạn từ lúc được sinh ra đến khi bắt đầu dậy thì, chúng ta rơi vào vô minh loại 2, đó là khi khủng hoảng tuổi mới lớn ập đến bất thình lình.

Câu chuyện của...

Na thuộc thế hệ 10X, thế hệ những người được sinh từ năm 2000 trở đi. Gia đình Na không giàu có nhưng tạo mọi điều kiện để Na không phải vất vả. Lúc nhỏ, Na muốn thử chơi nhiều thứ, thử nhiều điều như các bạn cùng tuổi nhưng ba mẹ không cho phép. Cuộc sống của Na chỉ quay quần bên gia đình, trường học, hoàn toàn không được tiếp xúc với những môi trường khác. Đến tuổi dậy thì được trải nghiệm cuộc sống thực tế nhiều hơn, Na bắt đầu đặt những câu hỏi khẳng định mình như: “Mình là ai?”;”Mình tốt ở điểm nào?”. Na chợt nhận ra mình không trả lời được những câu hỏi đó. Na nhận ra hình ảnh của bản thân của mình chỉ là hình ảnh mà bố mẹ, gia đình dựng lên. Khi ra ngoài cuộc sống lớn, những hình ảnh đó bắt đầu sụp đổ.

Giai đoạn dậy thì đến học xong đại học, chúng ta rơi vào vô minh loại 1 dễ dẫn đến cảm giác chơi vơi, trầm cảm kéo dài nhiều năm.

Câu chuyện của...

Xoài là một sinh viên từ thành phố nhỏ lên Sài Gòn học đại học. Ban đầu, Xoài chọn ngành tài chính là do không biết mình phù hợp ngành nào. Ngành này là do sự gợi ý của bạn bè, cũng như họ hàng bảo ra trường dễ kiếm việc ổn định. Càng học, Xoài càng cảm thấy mình không quá phù hợp với ngành này. Tuy nhiên, nếu được đặt câu hỏi là “Nếu quay lại, bạn muốn học ngành nào?” thì Xoài cũng không thể trả lời được. Câu hỏi này làm Xoài cảm thấy bấn loạn về tương lai. Đôi lúc, Xoài chỉ muốn thả trôi, đến đâu thì đến. Cuối cùng, hết cuộc đời đại học thì Xoài vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Cho nên, Xoài chọn làm một công việc, như cách mà Xoài đã chọn ngành học trước đây. Xoài hy vọng lần này sẽ tốt hơn.

Giai đoạn đi làm ổn định, chúng ta tiếp tục vô minh loại 2 cho đến khi khủng hoảng sự nghiệp từ “trên trời rơi xuống”.

Câu chuyện của...

Chị Hồng đang làm quản lý học vụ cho một trung tâm giáo dục kỹ năng. Những năm đầu đi làm tại công ty, chị Hồng cảm thấy hài lòng vì được làm việc với đội nhóm ăn ý, cũng như được nhận lương thưởng phù hợp. Làm một thời gian, chị được tín nhiệm làm vị trí quản lý. Ngỡ rằng cuộc sống sẽ êm đềm. Sau 8 năm làm việc, chị bắt đầu cảm thấy công việc không còn hứng thú nữa. Mỗi ngày đi làm của chị là một ngày đầy trách nhiệm mà chị không còn muốn gánh vác. Đội nhóm ngày xưa của chị cũng không còn ở bên. 

Đồng thời lúc đó, chị nhận ra chị muốn làm trong lĩnh vực làm đẹp, chứ không phải giáo dục. Tuy nhiên, chị cảm thấy mình đã quá tuổi để thay đổi sự nghiệp. Hai con nhỏ của chị đang độ tuổi ăn học, cần nhiều sự đầu tư về tài chính. Chị Hồng cảm thấy như mắc kẹt ở vị trí hiện tại của mình. Chị Hồng không biết nên làm gì tiếp theo.

Nếu bạn đang có mức độ hiểu bản thân cao, bạn sẽ trải qua vô minh loại 1 nhiều hơn. Người nhận thức bản thân cao thường đặt ra những câu hỏi khó mà bản thân không có câu trả lời.

Nếu bạn đang có mức độ hiểu bản thân thấp, bạn sẽ trải qua vô minh loại 2 nhiều hơn. Người nhận thức bản thân thấp thường tập trung những gì mình biết trên bề mặt. Chính vì vậy mà người đó không thấy được vấn đề sâu xa, tiềm ẩn cho đến khi vấn đề đó trở nên quá lớn để xử lý êm đẹp.

Vô minh là tất yếu, không thể tránh được. Điều chúng ta muốn ở đây, là trải qua giai đoạn vô minh càng sớm càng tốt, càng nhanh gọn càng tốt. Sở dĩ, sống trong vô minh nếu không khủng hoảng thường xuyên thì cũng lưng lửng. Muốn làm được điều này, chúng ta cần hiểu rõ tại sao chúng ta lại vô minh. Từ đó, chúng ta sẽ thiết kế được giải pháp cho vấn đề này.

cross